Kinh nghiệm nuôi ba ba siêu lợi nhuận

Hiện nay, ở miền Bắc nước ta nghề làm lúa hầu như không mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao buộc người nông dân muốn thoát nghèo, muốn làm giàu thì phải tìm những con đường đi mới, đột phá mới và để đạt được điều đó thì đòi hỏi người nông dân phải biết nhiều kiến thức, tham khảo, học hỏi rất nhiều. Nuôi ba ba là một trong những ý tưởng làm giàu đạt hiệu quả cao. Nhưng bên cạnh đó, kiến thức nguồn giống hay vốn đều là những vấn đề không phải ai cũng biết rõ được tường tận. Ở chuyên mục này, máy nông nghiệp Bình Quân sẽ cung cấp những kiến thức về kinh nghiệm nuôi ba ba các loại, cũng như những yếu tố cần chú ý khi nuôi con vật này để bà con có thể tham khảo.

1, Đặc tính sinh hoạt của ba ba

Ba ba vốn là một loài động vật sống hoang dã, tuy nhiên lại rất dễ nuôi trong ao, hồ, bể nhỏ. Ba ba có thể sống cả trên cạn và dưới nước. Ba ba là một loài động vật rất nhạy cảm với nhiệt độ, ba ba phát triển mạnh nhất khi thời tiết ấm nóng. Vào mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba thường rút ở trong bùn dưới đáy ao để giữ ấm. Lúc này, ba ba sử dụng cơ quan hô hấp phụ giống như mang cá, lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu vào nước bằng có quan này. Ba ba lên bờ khi có nhu cầu di chuyển, đẻ chứng…

Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh. Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tựi vệ rất nhanh và vươn cổ dài ra cắn.

Vì những đặc tính sinh hoạt đặc biệt của ba ba mà cách nuôi ba ba có phần đặc trưng so với nhiều loại thủy hải sản khác. Tuy nhiên, những hộ nông dân thành công cho biết rằng việc nuôi ba ba cũng không quá khó khăn nếu bạn nắm rõ những kinh nghiệm nuôi ba ba.

2, Kinh nghiệm nuôi ba ba

Để việc nuôi ba ba hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích kinh tế bạn cần nắm vững những kinh nghiệm nuôi ba ba về môi trường sống, thức ăn, thời vụ nuôi, cách chăm sóc ba ba…

a, Lựa chọn môi trường sống cho ba ba

Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị đó là môi trường sống cho ba ba. Nói cách khác, đó là việc lựa chọn cho một mô hình nuôi ba ba phù hợp.

Theo tìm hiểu, giá ba ba thịt loại ! (khoảng 1,4 kg/con) từ 350.000 – 400.000 đồng/kg; dưới 1,4 kg/con dao động từ 280.000 – 300.000 đồng/kg. Nếu kết hợp bán thịt và con giống thì thu nhập của người nuôi ba ba một năm từ 40 đến 130 triệu đồng trừ đi chi phí chăm sóc, thức ăn và ao nuôi. Lợi nhuận khá là cao so với nhiều loại thủy hải sản khác.

Cách nuôi ba ba không quá khó, lợi ích kinh tế cao nhưng cần có những kỹ thuật nhất định. Để nắm rõ những kinh nghiệm nuôi ba ba đối với từng loại ba ba các bạn hãy tham khảo các bài viết của Bình Quân trong chuyên mục này.

Với đặc tính là một loại động vật bò sát, bộ rùa, sống cả ở trên cạn lẫn dưới nước nên khi xây dựng khu vực chăn nuôi ba ba, bà con phải chú ý chừa khoảng bờ nhỏ để ba ba có thể tiếp xúc bùn đất làm nơi chú ẩn. và đặc biệt đó sẽ là nơi sinh sản cho ba ba. Thêm nữa, khu vực xây dựng chuồng phải đảm bảo được ánh sáng, không khí thoáng mát, và nhất là có hàng rào cũng như lưới ngăn để tránh việc ba ba bạn nuôi đi mất.

Bạn có thể lựa chọn nhiều mô hình nuôi ba ba: nuôi trong ao, nuôi trong bể kính hay nuôi trong bể xi măng, miễn sao phù hợp với điều kiện và đảm bảo được những yêu cầu về nơi sinh sống cho ba ba.

b, Về thức ăn cho ba ba

Thức ăn chủ yếu của ba ba là cá, tôm, tép, ốc, giun, trùn,…để trong máng treo ngập dưới nước. Bà con phải cho ba ba ăn đều, tập trung ăn tích cực ở thời gian đầu cho ba ba béo, để thúc đẩy cho ba ba đẻ vào mùa sinh sản cho chất lượng trứng tốt, tỷ lệ nở cao. Bà con cũng phải chú ý thức ăn cho ba ba ăn vào mùa mưa, khi nước lên cao để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường sống của ba ba.

c, Lựa chọn thời vụ nuôi trồng

Tùy vào địa phương cũng như mục đích của mô hình nuôi ba ba mà còn lựa chọn thời vụ nuôi trồng cho phù hợp. Với Miền Bắc, nên nuôi ba ba từ tháng 3 đến tháng 12, vì thời gian còn lại là mùa đông, thời tiết sẽ lạnh nên ba ba sẽ không lớn và ngừng ăn. Tháng sinh trưởng của ba ba ở miền bắc là từ tháng 5 đến tháng 10.

Còn nếu bà con ở miền Trung và miền Nam thì không cần lo lắng vì khí hậu ấm áp quanh năm, giữ nhiệt độ nước trong khoảng 24 – 32 độ C, baba sẽ sinh trưởng và sinh sản đều đặn.

3, Lợi nhuận từ việc nuôi ba ba

Hiện nay, các món ăn từ ba ba đang được rất nhiều người ưa chuộng, trở thành đặc sản trên các bàn tiệc, trong các nhà hàng sang trọng ở những thành phố lớn với giá khá cao. Sở dĩ những món ăn từ ba ba được ưa thích là bởi hương vị thơm ngon cũng như những công dụng tuyệt vời của nó trong việc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe.

Trên đây là những chia sẻ của Bình Quân về kinh nghiệm nuôi ba ba đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chúc bà con thành công !

Được đăng vào

Viết bình luận